Hỗ Trợ Và Kháng Cự Là Gì? Cách Sử Dụng Khi Trade Coin
Hỗ trợ và kháng cự là những vùng giá quan trọng được nhiều trader sử dụng trong phân tích kỹ thuật khi trade coin. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về hỗ trợ và kháng cự là gi? Cách xác định và sử dụng hỗ trợ và kháng cự để trade coin.
More...
1. Hỗ trợ và kháng cự là gì?
Hỗ trợ và kháng cự là những vùng giá trong quá khứ mà giá đã từng đảo chiều và trong tương lai giá có thể lặp lại hành động này.
Cụ thể hơn thì: Hỗ trợ (support) là vùng giá trong quá khứ mà khi giá giảm đến vùng đó sẽ có xu hướng đảo chiều TĂNG trở lại.
Kháng cự (resistance) là vùng giá trong quá khứ mà khi giá tăng đến vùng đó sẽ có xu hướng đảo chiều GIẢM trở lại.
2. Tại sao cần xác định hỗ trợ & kháng cự?
Vì nhiều trader trên thị trường cũng sẽ chú ý đến các vùng hỗ trợ và kháng cự, nên khi giá chạm đến những vùng này thì sẽ thu hút được nhiều trader tham gia vào thị trường để:
Càng nhiều trader vào lệnh khi giá chạm đến những vùng hỗ trợ và kháng cự sẽ cho các bạn nhiều cơ hội giao dịch hiệu quả.
3. Cách vẽ hỗ trợ và kháng cự
Phần tiếp theo đây mình sẽ hướng dẫn các bạn vẽ hỗ trợ và kháng cự, các bạn tham khảo các bước sau đây:
Bước 1: Xác định các đỉnh đáy quanh vùng giá hiện tại
Các bạn không nên vẽ quá nhiều vùng hỗ trợ kháng cự mà chỉ nên tập trung vào những vùng quanh mức giá hiện tại. Lý do là giá sẽ phản ứng với những vùng giá ở gần nó trước khi phản ứng ở những vùng xa hơn.
Ở bước này các bạn xác định những đỉnh và đáy ở gần vùng giá nhất và đánh dấu các đỉnh đáy đó.
Mẹo: Nếu bạn khó xác định các đỉnh đáy trên biểu đồ nến thì bạn nên chuyển sang biểu đồ đường để dễ dàng xác định hơn.
>> Xem thêm: Các Loại Biểu Đồ Trong Giao Dịch Trade Coin
Bước 2: Xác định các đỉnh đáy quan trọng
Bước tiếp theo bạn cần xác định các đỉnh đáy quan trọng, bạn hãy lưu ý một số đặc điểm sau:
[1] - Các đỉnh đáy mà ở đó giá phản ứng mạnh
Bạn nên chọn các đỉnh đáy lớn mà giá ở đó tăng hoặc giảm mạnh, không nên chọn những đỉnh đáy nhỏ. Vì những đỉnh đáy nhỏ thì giá dễ dàng phá vỡ và nếu vào lệnh tại những đỉnh đáy nhỏ thì tỉ lệ thắng của bạn cũng không đáng kể.
[2] - Các đỉnh đáy mà ở đó giá phản ứng nhiều lần
Trong rất nhiều đỉnh đáy thì bạn nên lựa chọn những đỉnh đáy mà ở đó giá đã phản ứng nhiều lần, bởi vì có thể trong tương lai giá cũng sẽ có phản ứng khi tiếp tục đến những đỉnh đáy này.
Bước 3: Vẽ hỗ trợ kháng cự qua các đỉnh đáy
Sau 2 bước trên thì bạn đã chọn ra được những đỉnh và đáy quan trọng, tiếp theo bạn sẽ vẽ hỗ trợ và kháng cự đi qua các đỉnh và đáy này.
Các bạn lưu ý hỗ trợ và kháng cự là 1 vùng, không phải là 1 mức giá cụ thể, vì vậy khi vẽ hỗ trợ và kháng cự thì bạn phải vẽ thành một vùng giá. Hãy vẽ vùng hỗ trợ và kháng cự qua mức giá đóng cửa và bóng nến ở đỉnh và đáy đã xác định.
4. Đặc điểm của hỗ trợ & kháng cự
#1. Hỗ trợ thành kháng cự và ngược lại khi giá phá vỡ
Khi giá phá vỡ vùng kháng cự thì vùng kháng cự đó sẽ biến thành vùng hỗ trợ khi giá quay lại trong tương lai. Ngược lại khi giá phá vỡ vùng hỗ trợ thì vùng hỗ trợ đó sẽ biến thành vùng kháng cự khi giá quay lại trong tương lai.
#2. Hỗ trợ và kháng cự là 1 vùng giá
Vấn đề này liên quan đến các nhóm trader sau trên thị trường:
Vì bạn không biết chính xác nhóm trader nào đang kiểm soát thị trường nên bạn phải xác định hỗ trợ và kháng cự theo 1 vùng giá để không bỏ lỡ 1 trong 2 nhóm trader trên.
#3. Hỗ trợ và kháng cự động
Ngoài những vùng hỗ trợ và kháng cự tĩnh mà các bạn đã xác định ở phần trên đây, còn có những vùng hỗ trợ và kháng cự động được nhiều trader sử dụng đó là chỉ báo đường trung bình động MA, chỉ báo Bollinger Bands.
5. Cách giao dịch với hỗ trợ và kháng cự
Sau đây là các bước để bạn tham gia giao dịch với vùng hỗ trợ và kháng cự:
Bước 1: Xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng.
Đầu tiên là bạn hãy xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng. Bước này mình đã hướng dẫn ở phần trên của bài viết rồi, các bạn xem lại nhé.
Bước 2: Chờ giá đến những vùng hỗ trợ và kháng cự.
Bước tiếp theo là bạn cần chờ giá chạm đến những vùng hỗ trợ và kháng cự bạn đã xác định ở bước 1, sau đó chờ tín hiệu đảo chiều hoặc phá vỡ các vùng này để cân nhắc giao dịch.
Một số chỉ báo để bạn xác định các tín hiệu đảo chiều hoặc phá vỡ bao gồm:
[1] Dựa vào các cây nến: bạn cần chờ nến đóng cửa tại các vùng hỗ trợ và kháng cự để xác định đó là nến tăng hay giảm? Có những mô hình nến đảo chiều hay không?
[2] Bạn nên kết hợp các mô hình nến và các chỉ báo khác như RSI, MACD.
[3] Xác định phá vỡ: Các bạn có thể dựa vào giá đóng cửa của nến để xác định hỗ trợ và kháng cự đã bị phá vỡ hay chưa: Một khi giá đóng nến vượt qua khỏi vùng hỗ trợ hoặc kháng cự thì đây là một dấu hiệu cho thấy giá có khả năng phá vỡ. Một khi giá đã phá vỡ vùng hỗ trợ và kháng cự thì sẽ giảm hoặc tăng khá mạnh.
Bước 3: Vào lệnh và đặt lệnh stop loss
Khi đã xác định chắc chắn các tín hiệu đảo chiều hoặc phá vỡ tại các vùng hỗ trợ và kháng cự thì đây là lúc để bạn đưa ra quyết định để giao dịch:
Hãy nhớ những vùng hỗ trợ và kháng cự mà bạn vẽ ra chỉ là những nhận định chủ quan của bạn mà thôi, có khả năng thị trường sẽ không đi theo những gì bạn đã nhận định.
Vì vậy tốt nhất bạn nên đặt lệnh stop loss sau khi vào lệnh ở những vùng này để giảm thiểu rủi ro. Hãy nhớ đặt stop loss 1 khoản đủ lớn để tránh những đợt co giật của thị trường.
[VIDEO] Hướng Dẫn Hỗ Trợ Kháng Cự
6. Kết luận
Trên đây là những gì mình muốn giới thiệu với các bạn về hỗ trợ và kháng cự, cũng như cách sử dụng chúng khi bạn tham gia trade coin. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích để các bạn trade coin tốt hơn.
Nếu bạn có thắc mắc hay muốn đóng góp ý kiến cho bài viết thì cho mình biết ở phần bình luận. Chúc các bạn trade coin thành công!
Xem thêm: