Hướng Dẫn Tự Tạo Website WordPress Cho Người Mới (Có Video HD)

Tự tạo 1 website đã không còn là điều khó khăn trong thời buổi hiện tại khi mà có rất nhiều công cụ để hỗ trợ các bạn làm điều này. Dù bạn là 1 người mới, không biết về lập trình vẫn có thể tự tạo website.

Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn chi tiết cách tạo website. Bạn chỉ cần đọc và làm theo hướng dẫn của mình trong bài viết này thì chắc chắn sẽ tạo thành công website.

More...

Với mỗi bước, mình sẽ có những video hướng dẫn cụ thể để các bạn xem thêm trong quá trình thao tác.

Rồi, bắt đầu nhé!!!

Các thành phần của website

Trước khi đi vào tạo website, các bạn cần tìm hiểu website bao gồm những thành phần gì? Để 1 website hoạt động, cần có những thành phần sau:

Domain: Hay còn gọi là tên miền, là địa chỉ để mọi người truy cập vào website của bạn.

Ví dụ: Website của mình có domain là hocitfree.com

Hosting: Là nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu của website như bài viết, hình ảnh, video, bình luận, … .

Các bạn cần mua domain và hosting, sau đó kết nối lại với nhau để website hoạt động.

WordPress: Mã nguồn mở hỗ trợ làm website. WordPress dễ sử dụng và tùy chỉnh, bạn không cần biết về lập trình vẫn có thể tự tạo 1 website theo ý muốn bằng WordPress.

Các bạn có thể cài đặt và sử dụng WordPress trên website hoàn toàn miễn phí, các hosting hiện nay điều cung cấp công cụ cài đặt WordPress khá đơn giản, chỉ cần 1 click chuột là xong.

Ngoài ra các bạn cần trang bị một số kiến thức cơ bản nhất về WordPress để thuận tiện cho việc quản lý website sau này. Các kiến thức này đã được mình tổng hợp lại qua series Hướng dẫn WordPress cơ bản.

Chuẩn bị trước khi tạo website

Như đã đề cập, để tạo website bạn phải mua domain và hosting. Vì vậy, hãy chuẩn bị trước các tài khoản thanh toán online. Các bạn có thể dùng thẻ VISA hoặc tài khoản Paypal để thanh toán.

Nếu bạn nào chưa biết cách đăng ký và sử dụng các tài khoản trên, hãy tham khảo các bài viết dưới đây:

Chi phí ước tính để tạo website

Sau đây là chi phí ước tính cho việc tạo vào duy trì một website trong vòng 1 năm:

  • Domain: 8$ - 10$/năm.
  • Hosting: 5$/tháng, nếu thuê theo năm thì khoản 3,5$/tháng (42$/năm).

Tổng chi phí để các bạn bắt đầu làm 1 website sẽ rơi vào khoản 50$, nếu có mã giảm giá sẽ giảm thêm nhiều nữa. (Mình sẽ cung cấp mã giảm giá trong bài viết)

Các bước tạo website 

Sau khi đã tìm hiểu khái quát về website và đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ. Phần này sẽ là quy trình để bạn tự tạo 1 website WordPress hoàn chỉnh, bao gồm:

Bước 1: Mua domain.

Bước 2: Thuê hosting.

Bước 4: Cài WordPress.

Và bây giờ hãy cùng mình đi vào chi tiết cách thực hiện các bước trên:

Bước 1: Mua domain

Hiện nay có hàng trăm nhà cung cấp domain uy tín để các bạn lựa chọn, một trong những nhà cung cấp domain uy tín được nhiều bạn sử dụng để làm website đó là Namecheap. 

 Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn mua domain ở Namecheap. Đầu tiên, các bạn truy cập vào Namecheap theo link dưới đây:

Hãy nhập tên domain mà bạn cần mua vào ô và nhấn tìm kiếm. Ví dụ, mình chọn tên miền bloghoclamwebsite.

dang-ky-domain-1

Tại đây sẽ xuất hiện danh sách domain để các bạn lựa chọn, hãy ưu tiên lựa chọn tên miền có đuôi .com .net hoặc .org, vì giá cả của những loại này cũng rẻ mà lại rất quen thuộc với mọi người. 

Tiếp theo, nhấp vào nút Add to cart để chọn domain cần mua >> nhấn Checkout.

dang-ky-domain-3

Một số tùy chọn:

  • Domain Registration: Thời gian mua domain (có thể chọn 1 năm hoặc hơn).
  • Auto-renew: Tự động gian hạn tên miền.
  • ICANN fee: Phí cố định.
  • WhoisGuard: Các thông tin cá nhân của cấc bạn khi dùng để đăng ký tên miền sẽ được bảo mật, tính năng này được cung cấp miễn phí trên Namecheap.
  • Các tùy chọn còn lại: Để mặc định.

Bạn có thể bật tính năng Auto-renew để Namecheap tự động gia hạn giúp bạn hoặc tắt nó đi, sau 1 năm bạn sẽ vào để tự gia hạn thủ công cũng được.

Nếu có mã giảm giá thì hãy điền vào ô Promo code và nhấn Apply để được giảm giá.

Mã giảm giá Namecheap:

Giảm 30% khi mua domain mới tại Namecheap, chỉ áp dụng cho người mới.

Giảm 20% khi đăng ký, gia hạn, chuyển domain đuôi .com, .net trên Namecheap.

Cuối cùng, kiểm tra tổng tiền phải trả và nhấn Confirm để chuyển đến trang đăng ký tài khoản Namecheap và tiến hành thanh toán. Bạn nào đã có tài khoản Namecheap rồi thì chỉ cần đăng nhập vào là được.

dang-ky-domain-4

Bạn có thể dùng thẻ VISA hoặc tài khoản Paypal để thanh toán, nếu dùng thẻ VISA thì điền thông tin thẻ vào và nhấn Continue để thanh toán.

Nếu dùng Paypal thì nhấn Continue và đăng nhập vào tài khoản Paypal để tiến hành thanh toán.

dang-ky-domain-5

Vậy là bạn đã mua thành công domain rồi, bước tiếp theo sẽ thuê hosting cho website.

Video hướng dẫn mua domain ở Namecheap:

Bước 2: Thuê hosting

Hawkhost là một nhà cung cấp hosting quốc tế dùng rất nhanh và ổn định, giá cả phải chăng. Với các server đặt tại Hong Kong và Singapore nên tốc độ truy cập website từ Việt Nam là rất nhanh.

Hiện nay rất nhiều website tại Việt Nam đang sử dụng hosting của Hawkhost, mình đã sử dụng hosting ở Hawkhost trong vòng 1 năm mà không gặp phải vấn đề gì, có thể nói bỏ tiền thuê hosting ở Hawkhost rất đáng đồng tiền.

Hosting thì có nhiều loại khác nhau nhưng hiện nay nhiều bạn sử dụng theo 2 loại chính là: Shared hosting và VPS hosting.

  • Shared hosting: Thích hợp cho người mới, toàn bộ đã được thiết lập sẵn và rất dễ sử dụng.
  • VPS hosting: Cài đặt và quản lý rất phức tạp, dành cho người đã có kinh nghiệm sử dụng.

Chốt lại: bạn là một người mới thì nên thuê Share hosting để dễ dàng sử dụng.

Vậy trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn thuê shared hosting cho website ở Hawkhost. 

Đầu tiên, bạn truy cập vào Hawkhost theo link bên dưới:

Tiếp theo, nhấn GET STARTED.

thue-hosting-1

Tích vào tùy chọn thứ 3 (I will use my existing domain…), tức là bạn đã mua domain rồi, chỉ cần điền tên domain vào ô và nhấn Use.

Mình đã mua domain bloghoclamwebsite.xyz trước rồi, phần này mình sẽ điền domain của mình vào thôi.

thue-hosting-6

Một số tùy chọn:

  • Choose Billing Cycle: Chọn thời gian thuê hosting, bạn có thể chọn 1 tháng, 1 năm hoặc 2 năm. Nên thuê theo năm thì giá sẽ rẻ hơn. 
  • Hosting Location: Chọn vị trí đặt hosting, bạn chọn các quốc gia gần Việt Nam như Singapore hoặc Hong Kong để cho tốc độ tải website từ Việt Nam nhanh hơn. Ở đây mình chọn Singapore.
  • Các tùy chọn còn lại: Để mặc định. 

Sau đó, nhấn Continue.

thue-hosting-3

Tiếp theo, nếu bạn có mã giảm giá, hãy nhập vào ô Apply Promo Code >> nhấn Validate Code để được giảm giá khi thuê hosting. 

Mã giảm giá Hawkhost:

Giảm 40% hóa đơn đầu tiên

Mã giảm 30% trọn đời

  • Nếu bạn muốn mua hosting Hawkhost trong 1 năm, hãy dùng mã giảm giá 40%.
  • Nếu muốn gắn bó lâu dài với Hawhost, hãy dùng mã giảm giá 30%, sau này khi gia hạn hosting bạn cũng sẽ được giảm giá.

Sau đó, hãy kiếm tra tổng tiền phải trả rồi nhấn Checkout.

thue-hosting-4

Tại đây, bạn phải đăng ký 1 tài khoản trên Hawkhost, nếu đã có tài khoản Hawkhost rồi thì nhấn Already Regigtered để điền thông tin đăng nhập.

Kéo xuống dưới, bạn sẽ thấy phần chọn phương thức thanh toán, ở đây bạn chọn Credit Card thì điền thông tin thẻ VISA vào để thanh toán.

Nếu chọn thanh toán bằng Paypal thì phải đăng nhập vào tài khoản Paypal để thanh toán.

Sau cùng, tích vào ô đồng ý điều khoản của Hawkhost và nhấn Complete Order.

thue-hosting-5

Và sau các bước trên, các bạn đã thuê thành công hosting cho website.

Video hướng dẫn thuê hosting Hawkhost:

Bước 3: Trỏ domain về hosting

Để website của bạn hoạt động thì bạn cần kết nối domain và hosting lại với nhau, bước này còn được gọi là trỏ domain về hosting.

Sau khi hosting được kích hoạt, bạn sẽ nhận được email chứa thông tin của hosting, trong email này sẽ bao gồm 2 dòng Nameserver, bạn sẽ dùng Nameserver để trỏ domain về hosting.

tro-domain

Tiếp theo, bạn đăng nhập vào trang quản trị domain. Chọn domain cần trỏ, chọn Manager.

tro-domain-1

Tại phần Nameserver, chọn Custome DNS, điền 2 dòng Nameserver ở email trên vào và nhấn dấu tích.

tro-domain-2

Như vậy là bạn đã vừa trỏ domain về hosting thành công. Bạn sẽ chờ để quá trình này có hiệu lực (Thông thường sau 1h hoặc tối đa 48h).

Video hướng dẫn trỏ domain về hosting:

Bước 4: Cài WordPress

WordPress là một mã nguồn mở được dùng để quản lý website, các bạn có thể dễ dàng tùy biến giao diện của website theo ý muốn mà không cần biết quá nhiều kiến thức về lập trình website.

Sau khi đã trỏ domain về hosting thành công. Tại trang quản trị của hosting Hawkhost, các bạn vào cPanel.

cai-wordpress

Kéo xuống phía dưới, phần Softaculous Apps Installer >> nhấp vào biểu tượng Worpdress.

cai-wordpress-1
cai-wordpress-2

Nhấn Install Now

Một số tùy chỉnh cần lưu ý:

  • Choose Protocol: chọn http://
  • In Directory: xóa wp.
  • Admin Username: chọn Username để đăng nhập trang quản trị website.
  • Admin Password: chọn Pass để đăng nhập trang quản trị website.

Username và Pass dùng để đăng nhập vào website, vì vậy hãy ghi nhớ nhé >> sau đó nhấn Install.

cai-wordpress-3

Quá trình cài đặt WordPress lên website chỉ mất vài phút, sau đó bạn sẽ nhận được thông báo đã cài WordPress thành công và đường dẫn để đăng nhập vào trang quản trị của website có dạng domain.com/wp-admin.

cai-wordpress-4

Tại đây, bạn nhập Username và Pass đã đăng ký phía trên để đăng nhập vào trang quản trị website.

cai-wordpress-5

Như vậy là bạn đã cài đặt thành công WordPress cho website của mình rồi đó.

Video hướng dẫn cài WordPress cho website: 

Bước 5: Cài theme (giao diện)

Và tới bước này thì bạn đã có một website hoàn chỉnh, tuy nhiên với giao diện mặc định của WordPress thì nhìn không bắt mắt lắm. Vì vậy, các bạn nên cài theme mới cho website để cải thiện giao diện của website.

WordPress có rất nhiều giao diện đẹp và miễn phí, các bạn có thể sử dụng các theme này cho website của mình.

Để cài theme, bạn truy cập vào trang quản trị website >> Apperance >> Theme >> Add New

cai-theme-1

Chuyển sang tab Popular, đây là danh sách các theme miễn phí mà các bạn có thể sử dụng. Nhấn chọn một theme, chọn Details & Preview để xem mô tả chi tiết và demo của theme. 

Nhấn Install để cài đặt theme, sau khi cài đặt thì nhấn Active để kích hoạt theme và thay đổi giao diện cho website.

cai-theme-2

Nếu bạn vẫn chưa chọn được theme thích hợp thì hãy thử sử dụng một trong các theme sau:

  • Astra
  • GeneratePress

Ngoài ra, bạn có thể vào phần Upload Theme để tải lên các theme từ bên ngoài, hoặc có thể tải lên từ hosting của website.

Rồi, vậy là đã cài đặt thành công theme cho website. Hãy thử vào lại website của bạn để xem giao diện mới.

Video hướng dẫn cài theme cho website:

Bước 6: Cài các Plugin cơ bản

Một trong những điều mà mình rất thích khi dùng WordPress đó là có thể cài đặt các plugin theo ý muốn. Các plugin sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề khó khăn chỉ bằng một vài thao tác đơn giản.

Các bạn có thể cài bao nhiêu plugin cho website tùy ý, tuy nhiên cài nhiều plugin quá mà không dung đến sẽ dẫn đến website load chậm. Vì vậy, chỉ nên cài plugin cần thiết.

Sau đây là một số plugin cơ bản cho 1 website mới:

1. Really Simple SSL

ssl-plugin

Plugin cài chứng chỉ SSL tự động cho website, SSL cung cấp chứng chỉ để người dùng nhận biết rằng họ đang truy cập vào 1 website an toàn.

Sau khi cài đặt plugin thàng công, các bạn cần nhấn vào nút Go aheat, active SSL! để hoàn tất quá trình cài đặt, mọi thứ sẽ hoàn toàn tự động.

2. Akismet Anti-Spam

akismet-plugin

Akismet là plugin giúp chặn các bình luận spam trên website của bạn. Hiện nay các bình luận trên website phần lớn là spam, vì vậy khi cài plugin Akismet sẽ giúp chặn các bình luận spam cho website.

3. UpdraftPlus Backup

updraftplus-plugin

UpdraftPlus Backup là plugin giúp các bạn sao lưu toàn bộ dữ liệu của website. Trong quá trình hoạt động, nếu website của bạn gặp phải sự cố gì, hãy sử dụng dữ liệu đã sao lưu từ plugin này để khôi phục lại website.

Trong quá trình sử dụng website, hãy thường xuyên sao lưu dữ liệu để đảm bảo an toàn cho website, tránh gặp phải tình huống không mong muốn.

4. Yoast SEO

yoast-seo-plugin

Yoast SEO là plugin hỗ trợ SEO website hiệu quả nhất hiện nay. Nó sẽ giúp tối ưu tiêu đề, mô tả, link bài viết chuẩn SEO, đưa website của bạn đạt thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.

5. Wordfence Security

wordfence plugin

Đây là plugin bảo mật toàn diện cho WordPress, ngăn chặn virus, các phần mềm độc hại hoặc các cuộc tấn công nhằm vào website của bạn.

Wordfence Security còn cho phép bạn sử dụng tính năng bảo mật 2 lớp (2FA), tức là để đăng nhập vào trang quản trị WordPress, ngoài user và pass thì bạn cần mã code trên ứng dụng 2FA thì mới đăng nhập vào được.

6. Plugin viết bài trên WordPress

Nếu chỉ sử dụng công cụ mặc định của WordPress để viết bài cho website thì rất khó để tùy biến theo ý muốn, vì vậy bạn cần cài các plugin để hỗ trợ bạn.

Các plugin sau sẽ hỗ trợ bạn viết bài trên WordPress:

Classic Editor: Khôi phục trình soạn thảo Classic của WordPress với giao diện quen thuộc, dễ dàng sử dụng.

classic-editor-plugin

TinyMCE Advanced: Thêm một số phần mở rộng cho trình soạn thảo bài viết, giúp bạn có thêm nhiều tùy biến cho cách trình bày bài viết

tiny-plugjn

Elementor Page Builder: Plugin giúp bạn tạo bài viết bằng hình thức kéo & thả, rất trực quan.

elementor-plugin

Bộ 3 plugin này sẽ hỗ trợ bạn trong việc trình bày bài viết trên website một cách chuyên nghiệp.

Video hướng dẫn cài plugin cho website: 

Bước 7: Viết bài cho website

Bước này có thể nói là quan trọng bậc nhất trong các bước và cũng là công việc mà bạn phải làm thường xuyên, phải đầu tư khá nhiều thời gian cũng như chất xám nhằm đem đến các bài viết chất lượng cho độc giả của website.

Để viết bài cho website, từ bảng điều khiển >> vào Posts >> Add New.

viet-bai

Tại đây sẽ xuất hiện trình soạn thảo bài viết của WordPress, các bạn có thể lựa cho soạn thảo bài viết trên Classic Editor hoặc nhấp vào Edit with Elementor để sử dụng tính năng kéo thả khi trình bày bài viết.

Sau khi hoàn thành bài viết, hãy chọn danh mục & thêm ảnh đại diện cho bài viết. Cuối cùng là kiểm tra bài viết lần cuối và xuất bản bài viết (Thao tác ở cột bên phải trình soạn thảo).

Video hướng dẫn viết bài trên website:

Trên đây là các bước cơ bản nhất để bạn tự tạo 1 website hoàn chỉnh. Còn rất nhiều thứ về website mà mình muốn chia sẻ, tuy nhiên vì bạn là người mới nên mình khuyên nên tập trung vào những cái cơ bản nhất, không nên nhồi vào quá nhiều thứ cùng lúc.  

Cứ làm một số bước co bản trước đã, trong quá trình làm website, nếu bạn gặp vấn đề gì, lúc này hãy dành thời gian để tìm hiểu và trải nghiệm thì sẽ hiệu quả hơn.

Đến lượt bạn

Như vậy là hoàn tất quy trình để các bạn có thể tự tạo 1 website phục vụ cho công việc hoặc mục đích cá nhân. Việc tiếp theo là của các bạn, đó chính là thường xuyên viết những bài viết hay, hữu ích để tăng giá trị cho website.

Nếu trong quá trình thao tác các bạn gặp phải vấn đề gì, hãy để lại mình luận ở dưới để mình biết và hỗ trợ bạn nhé. Đừng quên đăng ký blog Hocitfree để cập nhật các bài viết mới nhất. Chúc các bạn thành công.

Vĩnh Phúc
 

Chào các bạn! Mình viết blog Hocitfree để chia sẻ với các bạn những gì mình biết về các hình thức kiếm tiền online (MMO).

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments

Leave a Reply: