Hướng Dẫn Sử Dụng WordPress Cơ Bản Cho Người Mới

Bài viết này nằm trong series Hướng dẫn sử dụng WordPress cơ bản cho người mới. Qua series này, mình hy vọng các bạn sẽ phần nào nắm được những vấn đề cơ bản nhất trong quá trình sử dụng WordPress để có thể tự làm website hoàn chỉnh.

Trong bài viết này, hãy cùng mình đi tìm hiểu về WordPress - Một nền tảng mạnh mẽ để làm website, làm quen với giao diện của trang quản trị website WordPress và các bước thiết lập cơ bản cho một website sau khi cài WordPress. Bắt đầu thôi!

More...

1. WordPress là gì?

WordPress là nền tảng mã nguồn mở giúp bạn tạo website nhanh chóng và đơn giản, nó hiện đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới với 30% tổng số website toàn cầu hiện đang sử dụng.

Với nền tảng WordPress, việc tạo website chưa bao giờ dễ dàng như lúc này. Các bạn không cần biết quá nhiều kiến thức về code hay lập trình vẫn có thể làm ra một website chuyên nghiệp và đẹp mắt.

2. Phân biệt WordPress.com và WordPress.org

WordPress.com và WordPress.org điều là hai nền tảng tạo website WordPress, tuy nhiên mục đích và cách sử dụng của chúng lại hoàn toàn khác nhau. 

Mình sẽ chỉ các bạn cách phân biệt hai nền tảng WordPress này và cách để lựa chọn nền tảng WordPress phù hợp với nhu cầu làm website của bạn.

WordPress.com

Worpress.com là nền tảng tạo website WordPress miễn phí, tất cả mọi thứ điều có sẵn và các bạn không cần tốn chi phí cho việc mua domain và hosting cho website. Tuy nhiên, nền tảng WordPress này có một số nhược điểm rất lớn đó là:

  • Không thể cài theme (giao diện) và plugin: Bạn không được quyền cài theme và plugin, vì vậy website sẽ bị hạn chế về giao diện cũng như tính năng mà các plugin mang lại. Đây có thể nói là nhược điểm lớn nhất khi làm website trên WordPress.com.
  • Bạn không có toàn quyền với website của mình: WordPress có quyền xóa website nếu bạn vi phạm các chính sách mà họ đưa ra.
  • Không được đặt quảng cáo lên website, thay vào đó là các quảng cáo của WordPress.com. Điều này hạn chế khả năng kiếm tiền của website.

Với những bạn muốn tạo blog cá nhân mà không muốn tốn kém chi phí thì nền tảng WordPress.com sẽ phù hợp với dạng website này.

WordPress.org

WordPress.org là nền tảng tạo website bằng WordPress miễn phí và phổ biến nhất hiện nay. Khi bạn nghe nói về website WordPress thì phần lớn đang đề cập đến các website được tạo trên nền tảng của WordPress.org.

Các bạn có thể cài đặt theme và plugin vào website, đây là một trong những tính năng nổi trội nhất của website tạo trên nền tảng WordPress.org. 

Nhờ tính năng này, các bạn có thể thỏa thích tùy biến website của bạn thành nhiều loại website khác nhau theo ý muốn từ: blog cá nhân, trang web bán hàng, marketing sản phẩm, dịch vụ.

Với những bạn muốn tạo website chuyên nghiệp và nhất là muốn tạo thu nhập từ website thì WordPress.org là một nền tảng tạo website phù hợp.

Mình tin rằng sau một vài chia sẻ ở trên, các bạn đã biết cách phân biệt và lựa chọn cho mình nền tảng WordPress phù hợp để làm website rồi đúng không nào?

Trong các phần tiếp theo mình sẽ hướng dẫn bạn cách tạo và sử dụng website sử dụng nền tảng WordPress.org.

3. Hướng dẫn tạo website WordPress

Để tạo website WordPress, các bạn sẽ làm theo các bước hướng dẫn sau đây: 

  • Bước 1: Mua tên miền cho website.
  • Bước 2: Mua hosting để lưu trữ dữ liệu website.
  • Bước 3: Trỏ tên miền về hosting.
  • Bước 4: Cài WordPress cho website.

Sau khi thực hiện các bước trên, các bạn đã tạo thành công website WordPress. Nếu các bạn muốn tìm một bài hướng dẫn chi tiết hơn, hãy tham khảo bài viết Hướng dẫn tự tạo website WordPress của mình nhé.

4. Tìm hiểu về WordPress Dashboard

Khi cài đặt WordPress lên website thành công, các bạn sẽ đăng nhập vào WordPress dashboard (trang quản trị website) bằng username và pass đã tạo trong lúc cài WordPress. Link truy cập có dạng: domain.com/wp-admin.

cai-wordpress-5

Sau khi đăng nhập, các bạn sẽ thấy xuất hiện trang WordPress Dashboard, đây là trang để bạn quản lý toàn bộ website của mình. Tại đây, các bạn có thể cài đặt theme, plugin, thêm trang thêm bài viết cũng như thiết lập các cài đặt cần thiết cho website

Bây giờ, hãy tìm hiểu công dụng của từng mục trong trang WordPress dashboard, nó bao gồm:

dashboard wordpress

Dashboard: Trang quản trị website.

  • Home: Tổng quan về website, nơi bạn có thể xem thống kê về số bài viết, số bình luận trên website và cập nhật các tin tức về WordPress.
  • Update: Hiển thị thông báo cập nhật phiên bản mới của WordPress, theme, plugin.

Posts: Quản lý bài viết, các chuyên mục và thẻ tag.

  • All Posts: Quản lý tất cả bài viết - Bạn có thể chỉnh sửa hoặc xóa bài viết ở mục này.
  • Add New: Thêm bài viết mới cho website - Bạn muốn viết bài mới thì vào đây.
  • Categories: Quản lý các chuyên mục trên website - Bạn sẽ thêm chuyên mục mới ở đây.
  • Tag: Quản lý các thẻ tag.

Media: Quản lý các file upload lên website chủ yếu là hình ảnh hoặc có thể là file audio hay video.

  • Library: Thư viện file media bạn đã upload lên web.
  • Add New: Upload file mới lên website.

Pages: Quản lý các trang (pages).

  • All Pages: Xem và chỉnh sửa các trang trên website.
  • Add New: Thêm trang mới.

Comments: Quản lý các bình luận.

Appearance: Quản lý themes, widgets, menus.

  • Themes: Cài đặt và quản lý theme.
  • Customize: Trang tùy biến giao diện trực quan - Bạn có thể tùy biến và thay đổi giao diện website ở mục này.
  • Widgets: Quản lý các Widgets - Bạn có thể tùy biến chức năng cho thanh sidebar và footer bằng các widgets
  • Menus: Quản lý menus.
  • Theme Editor: Dành cho những người biết về code, lập trình website.

Plugins: Quản lý plugins.

  • Installed Plugins: Quản lý các plugin đã cài đặt.
  • Add New: Cài plugin cho website - Các bạn có thể chọn các plugin có sẵn trong thư viện plugin của WordPress hoặc vào Upload Plugin để cài plugin mà bạn muốn.
  • Plugin Editor: Chỉnh sửa code cho plugin (dành cho người biết về code và lập trình website).

Users: Quản lý và cấp quyền truy cập cho người quản trị website.

  • All User & Add New: Bạn có thể quản lý và thêm người quản trị cho website ở các mục này.
  • Your Profile: Cài đặt thông tin cá nhân hiển thị bao gồm: ảnh đại diện, tiểu sử, tên hiển thị, email liên hệ và thay đổi mật khẩu đăng nhập vào trang WordPress dashboard.

Tools: Quản lý nhập xuất dữ liệu (Mình ít khi đụng đến phần này).

Settings: Các cài đặt cho website.

  • General: Cài đặt chung – Thêm tiêu đề, khẩu hiệu và cài đặt ngày giờ cho website.
  • Writing: Cài đặt bài viết – Chọn chuyên mục mặc định cho bài viết.
  • Reading: Cài đặt hiển thị trang chủ khi người dùng truy cập website.
  • Discussion: Cài đặt bình luận trên website.
  • Media: Cài đặt, tối ưu hình ảnh upload lên website.
  • Permalinks: Cài đặt đường dẫn tĩnh cho bài viết.

5. Thiết lập cơ bản cho WordPress

Phần này sẽ là các thiết lập cơ bản cho website mới sau bước cài đặt WordPress. Các bạn vào Dashboard >>> Settings:

General

  • Site Title: Chọn tên website.
  • Tagline: Chọn khẩu hiệu website.
  • Administration Email Adress: Chọn email admin.
thiet-lap-settings-general-1
  • Date Format: Chọn định dạng ngày (chọn theo dạng d/m/y)
  • Time Format: Chọn định dạng thời gian.
  • Các phần khác giữ nguyên.
thiet-lap-settings-general-2

Reading

Tại phần Your homepage displays, các bạn sẽ thấy có 2 sự lựa chọn:

  • Your lastest post: Nếu bạn chọn vào đây thì trang chủ hiển thị là trang chứa các bài viết mới nhất (posts page).
  • A static page: Ở đây các bạn có thể lựa chọn trang homepage (trang chủ) và posts page (trang tổng hợp các bài viết mới nhất). Thông thường các bạn phải tạo và thiết kế giao diện cho trang homepage trước khi lựa chọn phần này. 
thiet-lap-settings-reading

Media

Các bạn hãy thiết lập theo hình sau để có kích thước hình ảnh tối ưu khi upload và tiết kiệm dung lượng cho hosting:

thiet-lap-settings-media

Permalinks

Tại phần Common settings >>> Chọn Post name >>> Nhấn Save changes.

thiet-lap-settings-permalinks

Sau khi thực hiện thay đổi đường dẫn tĩnh, link các bài viết của các bạn sẽ có dạng: Domain.com/post-name. Đây là dạng đường dẫn (link) tối ưu và thân thiện với người dùng cũng như công cụ tìm kiếm.

Trên đây là những bước cài đặt cơ bản nhất cho một website mới, sau các bước này các bạn đã có một website WordPress khá hoàn chỉnh rồi.

6. Tạm kết

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã từng bước làm quen với giao diện trang quản trị website (WordPress dashboard) và thực hiện các cài đặt cần thiết cho website.

Trong các phần tiếp theo, mình sẽ hướng dẫn cụ thể hơn về cách cài theme, cài plugin, đăng một bài viết mới trên website và nhiều thứ khác về WordPress.

Hãy để lại bình luận nếu bạn có thắc mắc gì đó và nếu thấy bài viết này hữu ích thì hãy share để ủng hộ blog của mình nhé. Để nhận được thông báo khi có bài viết mới, các bạn hãy nhấn vào hình chuông góc phải bên dưới bài viết nhé.

Xem thêm các phần khác:

Vĩnh Phúc
 

Chào các bạn! Mình viết blog Hocitfree để chia sẻ với các bạn những gì mình biết về các hình thức kiếm tiền online (MMO).

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments

Leave a Reply: